GMAT là gì? Chứng chỉ ứng dụng khi đi du học

  GMAT là gì?  Bạn đã từng nghe qua cụm từ “ GMAT ” chưa? Đây là tên gọi của một bài thi đánh giá chuyên sâu các kỹ năng phân tích, toán và...

 GMAT là gì? Bạn đã từng nghe qua cụm từ “GMAT” chưa? Đây là tên gọi của một bài thi đánh giá chuyên sâu các kỹ năng phân tích, toán và ngôn ngữ. GMAT được xem như là tiêu chí lựa chọn đầu vào cho các chương trình Quản trị kinh doanh bậc trên đại học. Song GMAT hiện nay vẫn còn khá xa lạ với sinh viên Việt Nam. Nếu bạn quan tâm đến du học, nhất định không được bỏ qua bài viết này từ Zila nhé!

I. GMAT là gì?

GMAT (Graduate Management Admission Test) là bài thi gồm 4 phần Viết luận, Lý luận tổng hợp, Định lượng và Ngôn ngữ. Thời gian thi là 3 giờ 30 phút với số điểm tối đa là 800 điểm và có giá trị trong vòng 5 năm. Bài thi này là bài kiểm tra thích nghi trên máy tính Computer Adaptive Test (CAT).

GMAT dùng để đo lường khả năng ngôn ngữ, toán học và viết luận của thí sinh. Bài thi đòi hỏi các thí sinh phải liên tục nâng cao kiến thức bản thân trong quá trình học tập và làm việc. Vì vậy, GMAT là một trong những tiêu chí đánh giá đầu vào sinh viên muốn theo học ngành Quản trị kinh doanh sau đại học (MBA).

Lịch sử GMAT

Năm 1953, GMAT được sáng lập bởi tổ chức GMAC (Graduate Management Admission Council). Đến tháng 01/2006, để nâng cấp bài thi GMAT, GMAC hợp tác với tổ chức Pearson VUE. Đây là tổ chức cung cấp các dịch vụ thi máy tính trên toàn cầu.

Kỳ thi GMAT lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1954 tại Mỹ. Cho đến nay, điểm GMAT là điểm chuẩn đầu vào của các chương trình đào tạo kinh doanh tại hơn 2,500 trường đại học trên thế giới. Bên cạnh đó, GMAT còn được tổ chức quy mô lớn với 250,000 kỳ thi mỗi năm ở 110 quốc gia trên thế giới.

Đối tượng của GMAT

Bất kỳ ai cũng có thể tham gia kỳ thi GMAT. Đặc biệt là những người có nhu cầu học lên thạc sĩ kinh doanh chẳng hạn như Quản trị kinh doanh MBA. Hoặc có thể là những người có nhu cầu ứng tuyển vào một vị trí công việc và có yêu cầu chứng chỉ GMAT.

II. Cấu trúc đề thi GMAT

Cấu trúc đề thi GMAT gồm 4 phần: Viết luận, Lý luận tổng hợp, Định lượng và Ngôn ngữ.

Viết luận (Analytical Writing Assessment)

  • Gồm 1 chủ đề và thời gian thi là 30 phút.
  • Thí sinh được yêu cầu viết một bài luận phân tích theo yêu cầu của đề bài. Lập luận thường là một đoạn văn ngắn 4 - 5 câu đề cập đến các khía cạnh liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.
  • Phần này giúp đánh giá khả năng phân tích lập luận, tư duy phản biện và trình bày quan điểm.

Lý luận tổng hợp (Integrated Reasoning)

  • Gồm 12 câu hỏi trắc nghiệm và thời gian thi là 30 phút. Các câu hỏi bao gồm lý luận đa nguồn, giải thích đồ họa, phân tích thông tin hai chiều và phân tích bảng.
  • Đây là phần thi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi sẽ có nhiều hơn một câu trả lời. Hệ thống sẽ không tính điểm nếu bạn trả lời không đầy đủ đáp án. Và đặc biệt, sau khi hoàn tất câu trả lời bạn không thể quay lại và sửa đáp án.
  • Phần này đòi hỏi thí sinh cần có khả năng phân tích và tổng hợp thông tin tốt.

Định lượng (Quantitative)

  • Gồm 37 câu hỏi, làm bài trong 75 phút. Hai dạng câu hỏi trong phần này là giải quyết vấn đề (Problem Solving) và dữ liệu (Data Sufficiency). Các câu hỏi Toán học dùng để giải trong phần thi này chỉ dừng lại ở trình độ trung học cơ sở.
  • Phần này sẽ đánh giá khả năng toán, kỹ năng lý luận định lượng, giải lượng tính và số liệu ký đồ.

Ngôn ngữ (Verbal)

  • Gồm 41 câu hỏi trắc nghiệm và thời gian thi là 75 phút. Ba dạng câu hỏi trong phần này là lý luận (Critical Reasoning), sửa lỗi câu (Sentence Correction) và đọc hiểu (Reading Comprehension).
  • Dạng lý luận kiểm tra kỹ năng phân tích, câu hỏi bao gồm dữ kiện yêu cầu bạn phải phán đoán dựa vào các thông tin đó. Dạng sửa lỗi câu đánh giá khả năng tiếng Anh nên yêu cầu bạn am hiểu về ngữ pháp, từ vựng... Dạng đọc hiểu đòi hỏi bạn phải đọc được đoạn văn và bóc tách dữ kiện để đưa ra đáp án chính xác.
  • Phần này sẽ đánh giá kỹ năng đọc hiểu, phân tích, sửa lỗi văn bản đúng với tiêu chuẩn và ý nghĩa của bài viết.

III. Cách tính điểm GMAT và địa điểm thi

Điểm GMAT bao gồm:

  • Điểm viết luận: thang điểm từ 0 đến 6.
  • Điểm lý luận tổng hợp: thang điểm từ 1 đến 8.
  • Điểm định lượng: thang điểm từ 0 đến 60.
  • Điểm ngôn ngữ: thang điểm từ 0 đến 60.

Tuy nhiên, tổng số điểm GMAT là sự kết hợp giữa điểm phần định lượng và phần ngôn ngữ. GMAT là bài kiểm tra trên máy tính dựa trên khả năng của thí sinh. Do đó, các câu hỏi sẽ xuất hiện dựa trên khả năng của bạn. Nếu bạn làm đúng câu dễ ở phía trước thì câu tiếp theo sẽ là một câu khó hơn. Và ngược lại, nếu bạn làm sai thì câu kế tiếp sẽ dễ hơn.

Bạn sẽ bị trừ nhiều điểm nếu trả lời sai những câu dễ. Nhưng nếu bạn làm sai những câu khó thì sẽ mất ít điểm hơn. Sau khi hoàn thành bài thi, máy tính sẽ dùng thuật toán để tính điểm của bạn. Thuật toán này dựa trên số lượng câu trả lời đúng, độ khó và thứ tự của các câu trả lời sai.

Khi có kết quả, bạn sẽ biết được điểm số của mình. Không những thế, bạn còn nắm bắt được thứ hạng của mình trong bài kiểm tra dựa trên xếp hạng phần trăm. Đây là số phần trăm thí sinh dự thi thấp điểm hơn bạn trong kỳ thi đó. Vì vậy, số phần trăm càng cao thì thứ hạng của bạn càng cao.

Ví dụ, nếu kết quả hiển thị 75% thì chứng tỏ bạn làm tốt hơn 75% người thi cùng kỳ. Con số này sẽ là điều kiện giúp nơi xét tuyển có thể so sánh khả năng của bạn đối với các ứng viên khác.

(Nguồn: Exam Strategist)

Địa điểm và lệ phí thi GMAT

Để đăng ký và tra cứu lịch thi, bạn có thể vào website www.mba.com. Để dự thi, bạn cần phải đăng ký trước ít nhất 20 ngày và sớm nhất 6 tháng trước ngày thi. Lệ phí thi GMAT (tháng 12/2019) là 250 USD. Phí yêu cầu phiếu điểm là 28 USD và phí đổi ngày thi là 50 USD.

  • Hà Nội: Công ty iPMAC (tầng 6 toà nhà Kim Ánh – 78 Duy Tân, Cầu Giấy) là đơn vị ủy quyền được tổ chức thi GMAT.
  • TP. Hồ Chí Minh: VIET Professional Co., Ltd là đơn vị ủy quyền tổ chức thi GMAT. Địa chỉ thi GMAT ở số 149/1D Đường Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh.

IV. Những lưu ý quan trọng về GMAT

  • Chuẩn bị 01 ảnh thẻ và 1 loại giấy tờ tùy thân (CMND, hộ chiếu, hoặc bằng lái xe).
  • Bài thi GMAT được thực hiện trên máy tính. Bạn cần phải có kỹ năng tối thiểu về máy tính để thi GMAT.
  • Bạn có thể bị trừ điểm nếu không trả lời hết các câu hỏi sau khi xong mỗi phần. Khi làm bài thi GMAT bạn cần phải quản lý thời gian thích hợp.
  • Trong phần thi Ngôn ngữ và Toán định lượng, bạn có thể sử dụng công cụ Trợ giúp (Help) bất kỳ lúc nào. Thời gian sử dụng công cụ Trợ giúp cũng sẽ bị giới hạn. Bạn nên lưu ý điều này để sử dụng hợp lý.
  • Sau khi hoàn tất câu trả lời, bạn sẽ không thể quay lại và sửa đáp án. Do đó, bạn cần đọc cẩn thận từng câu hỏi và chọn câu trả lời đúng nhất.
  • Với phần thi Ngôn ngữ và Toán định lượng, bạn sẽ được biết kết quả ngay lập tức. Tuy nhiên, điểm GMAT chính thức sẽ được gửi tới bạn trong vòng 20 ngày kể từ ngày dự thi.

V. Vì sao nên thi GMAT?

Điểm chuẩn tuyển sinh

Như đã đề cập trước đó, điểm GMAT là điểm chuẩn đầu vào của nhiều trường đào tạo chương trình kinh doanh. Hiện nay, tại hơn 2,500 trường đại học trên thế giới, điểm GMAT là tiêu chuẩn để tuyển sinh sinh viên. Việc đạt được một số điểm cao trong bài thi GMAT cũng thể hiện sự quyết tâm của bạn. Đây sẽ là sự khẳng định về khả năng thành công của bạn sau khi học tập. Nếu bạn muốn đăng ký học chương trình đào tạo liên quan đến kinh doanh, bạn chắc chắn không thể bỏ qua bài thi GMAT.

Cơ hội để phát triển tư duy và những kỹ năng cần thiết

GMAT là bài kiểm tra không yêu cầu bạn phải hiểu biết về kiến thức chuyên ngành cụ thể nào. GMAT đòi hỏi bạn cần hiểu biết kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, để có thể đạt kết quả tốt, bạn cần trau dồi rất nhiều kiến thức. Ngoài ra, bạn cũng cần phải rèn luyện tư duy logic khi nhìn nhận một vấn đề. Như vậy, bạn vẫn có thể áp dụng những kiến thức và kỹ năng này vào công việc hằng ngày.

Nền tảng cho cơ hội phát triển sự nghiệp

Bài thi GMAT sẽ là nền tảng thiết yếu cho cơ hội phát triển sự nghiệp của bạn. Có nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu bạn nộp kèm kết quả thi GMAT để đánh giá khả năng. Một mức điểm GMAT cao sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tìm kiếm công việc tốt hơn. Nhờ đó bạn cũng sẽ có một mức lương tốt và có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Việc thi GMAT sẽ là cơ hội để bạn có thể tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp. Mặt khác, GMAT còn mang đến ý nghĩa to lớn cho chính bản thân bạn.

Bên cạnh GMAT, bạn cũng cần lưu ý đến GPA, chứng chỉ IELTS, TOEIC... khi nộp hồ sơ du học để làm đẹp hơn hồ sơ, tăng phần trăm trúng tuyển của mình nhé.

Tổng hợp bởi: Zila Team

Related

Education 7282813530089113955

CHUYÊN MỤC

Education (13) Travel (12) News (5) Culture (4) Language (3) Tour (2) Food (1) Job (1) University (1)

Recent Posts

Random Posts

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ

QUY ĐỔI TIỀN SINGAPORE

item
- Navigation -